- 14 06 2023
Như chúng ta đã biêt, 71% bề mặt Trái Đất được bao phủ bởi các đại dương nước mặn, phần còn lại là các lục địa và các đảo. Nước là thành phần rất cần thiết cho sự sống. Nước sạch là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá nhưng không phải là vô tận. Vì thế, bảo vệ và tiết kiệm nguồn nước sạch cho gia đình chính là bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá đem lại sự sống cho hành tinh xanh của chúng ta.
Mẹo nhận biết nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm bẩn
- Nước để một lúc bị vẩn đục, lắng cặn
- Nước có mùi lạ, mùi tanh, có mầu xanh vàng sau khi để ngoài không khí là nước bị nhiễm sắt, phèn: Có thể sử dụng nước chè khô hoặc mủ cây chuối nhỏ vào nước, nếu thấy chuyển sang màu tím thì nước đã nhiễm bẩn.
- Nước có mùi nồng, khó chịu như thuốc sát trùng là nước bị nhiễm clo. Hầu như tất cả nguồn nước máy đều sử dụng phương án sục clo và ozon khử trùng ở đầu nguồn, mùi clo nồng vào buổi sáng người sử dụng lấy nước là do lượng clo, ozon dư trong nước.
- Nước có mùi khó thở, buồn nôn, mùi đặc biệt là nước nhiễm phenol và clo. Nước có mùi thum thủm, trứng thối là nước nhiễm H2S ( ít gặp )
- Mặt nước có váng đen, nấu thức ăn khó chín, gây mảng bám vào các dụng cụ là nước cứng (cụ thể là nguồn nước có chưa muối canxi và magie), nước nhiễm mangan.
Tác hại khi sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn
- Các bệnh đường tiêu hoá: Tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn …
- Các bệnh ký sinh trùng: Giun, sán, chí, rận …
- Các bệnh do côn trùng có liên quan tới nước: Sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não …
- Các bệnh do siêu vi trùng: Bại liệt, viêm gan A …
- Các bệnh ngoài da: Chóc lở, mụn nhọt, hắc lào. lang ben, đau mắt hột, phụ khoa, sốt phát ban …
- Các bệnh do nhiễm chất độc trong nước.
Cách xử lý để có được nguồn nước đảm bảo
- Đối với nước mưa: Vệ sinh mái nhà vào đầu mùa mưa. Không lấy nước mưa của những trận mưa đầu mùa. Bể chứa nước mưa phải sạch, kín.
- Đối với nước máy: Vệ sinh bồn nước thường xuyên. Chứa nước trong bể một thời gian để bốc hơi chất khử trùng còn dư thừa trong nước.
- Đối với nước sông, hồ: Phải lắng lọc trước khi sử dụng.
- Đối với nước giếng đào, giếng khoan: Dùng các thiết bị như bể lọc, giàn mưa, … để khử sắt, man-gan, … trước khi sử dụng. Giếng phải xây dựng cách xa khu vệ sinh, chuồng trại gia súc (10-15m).
- Luôn luôn đun sôi nước trước khi uống.
- Uống nước mới sau 24h (bởi sau 24h, nước đun sôi để nguội sẽ bị nhiễm khuẩn trở lại).
- Gợn nước sau khi để lắng và phơi dưới ánh nắng 1,2 ngày, sử dụng các phương pháp lọc nước bằng than hoạt tính, dạng phun mưa ,...
Mỗi cá nhân hãy có ý thức tự bảo vệ nguồn nước sạch bằng cách:
- Không xả rác, xác súc vật, chất thải của người và gia súc vào nguồn nước.
- Không làm nhà vệ sinh trên sông, kệnh, rạch, ao, hồ…
- Không đục phá ống nước.
- Xây nhà vệ sinh có hầm tự hoại đúng kỹ thuật (để phân không thấm xuống đất).
- Sử dụng đúng cách, đúng liều lượng thuốc trừ sâu và phân bón.
- Xử lý nước thải chăn nuôi trước khi thải vào nguồn nước.
- Giữ vệ sinh sạch sẽ xung quanh nguồn nước.
- Tiết kiệm khi sử dụng nước.