Ô nhiễm nguồn nước là gì ? Hậu quả và những việc nên làm để bảo vệ nguồn nước của chúng ta

Thế giới có hơn 75% bao phủ bởi nước nhưng chỉ có 1% là nước ngọt có thể sử dụng được.Vì thế nguồn nước là một tài nguyên vô cùng quan trọng cần được bảo vệ. Tuy nhiên vấn đề ô nhiễm nguồn nước hiện đang là một vấn nạn đáng lưu ý. Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn nước đáng quý này

Ô nhiễm môi trường nước là gì

 

 

Ô nhiễm nguồn nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước không đáp ứng cho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và sinh vật. Là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý, hoá học hoặc sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt sông hồ chảy qua rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp. Hoặc nước thải sinh hoạt, các loại rác khác bị ném xuống nguồn nước. Những chất độc hại trong lượng rác được chôn lấp còn có thể từ nước mưa thấm xuống mạch nước ngầm phía dưới gây ô nhiễm.

Các dạng ô nhiễm nước

Dựa theo nguồn gây ô nhiễm thì ô nhiễm nước được chia làm hai loại

Ô nhiễm do tự nhiên: Các hiện tượng thiên tai tiêu cực như núi lửa phun, cháy rừng, động đất

Ô nhiễm do các hoạt động của con người: Nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp từ các xí nghiệp, nhà máy hoặc các cơ sở chế biến. Ô nhiễm do các hoạt động nghiên cứu hoá học, những sự cố như chenobyl ở Nga, hoặc do chiến tranh.

Dựa theo tính chất con người phân ra các loại ô nhiễm

Ô nhiễm vô cơ: Ô nhiễm do các chất hoá học trong các hoạt động sản xuất, các chất này gây ngộ độc cấp tính vô cùng nguy hiểm như ion SO42-, Cl, các dạng kim loại nặng như thuỷ ngân, chì , kẽm, mangan, Asen

Ô nhiễm hữu cơ: Ô nhiễm do các chất hữu cơ gây ra, những chất này vẫn có thể gây ngộ độc cấp tính với liều lượng lớn, ngoài ra nó còn làm giảm oxi trong nước làm chết các loài thuỷ sinh, cá , tôm bốc mùi khó chịu.

Ô nhiễm hoá học: Là một phần của ô nhiễm vô cơ nhưng mức độ nguy hiểm còn cao hơn. Ô nhiễm hoá học gây nguy hiểm lớn hơn với khả năng xử lí rất phức tạp. Các chất hoá học vừa có thể gây bệnh cấp tính vừa có thể gây bệnh mãn tính.

Ô nhiễm sinh học: Đây là hiện tượng ô nhiễm khi nước bị nhiễm các loại vi khuẩn gây bệnh. Ô nhiễm này cực nguy hiểm vì những biểu hiện lạ như màu sắc, mùi vị đều không rõ ràng. Các loại vi khuẩn lại gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm như tả, kiết lị, thương hàn.

Ảnh hưởng của ô nhiễm nước đến con người

Nước là một tài nguyên đóng vai trò chính trong hầu như mọi lĩnh vực. Thiếu nước chính là một tình trạng nguy hiểm vô cùng. Mọi ngành công nghiệp hoàn toàn có thể phải đóng cửa nếu không có nước.

Hơn 70% cơ thể người là nước, việc uống nước quan trọng không kém gì việc hít thở. Nguồn nước ô nhiễm sẽ gây ra rất nhiều những căn bệnh đáng sợ đối với toàn thể con người.

Ô nhiễm nước là một vấn đề nhức nhối với rất nhiều quốc gia. Vì lượng nước có hạn mà nhu cầu nước là một nhu cầu sống còn. Nếu tình trạng ô nhiễm nước vãn tiếp diễn thì chỉ vài chục năm nữa loài người hoàn toàn có nguy cơ bị diệt vong.

Nên làm gì để hạn chế việc ô nhiễm này

Việc làm đầu tiên cũng là việc làm quan trọng nhất đó chính là tiết kiệm nước: Sử dụng nước một cái vừa phải, tiết kiệm tối đa như xả ít nước khi đi nhẹ, tận dụng nước vo gạo để rửa rau vv.vv sẽ là một giải pháp tiết kiệm cho tất cả mọi gia đình.

Hạn chế sử dụng các loại đồ nhựa. Nhờ làn sóng xanh lan rộng hiện tại nhiều người đã bắt đầu nghĩ đến việc loại bỏ đồ nhựa ra khỏi cuộc sống của mình. Đây là  một việc rất tốt giúp giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường và bảo vệ những tài nguyên thiên nhiên khỏi nguy cơ cạn kiệt.

Không vứt rác xuống những nguồn nước, hãy bỏ rác đúng nơi quy định.

Xây dựng những nhà máy lọc nước, nghiên cứu thêm các dự án giúp làm sạch nguồn nước.

0985.269.698